Từ lâu, Đông Nam Á là địa bàn kinh doanh lý tưởng đối với các nước láng giềng. Ngoài khía cạnh công nghệ, nơi đây là nhà của hơn 600 triệu người với 6 thị trường chính là Singapore, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines.
Trong kỷ nguyên số, smartphone cũng là chất xúc tác quan trọng. Tương tự Ấn Độ, người dùng Internet Đông Nam Á chủ yếu lướt web trên di động, nhiều người bỏ qua PC và lên mạng bằng điện thoại, máy tính bảng.
Báo cáo của Google đồng tác giả năm 2016 cho thấy khu vực có 260 triệu người dùng Internet với 3,8 triệu người online mỗi tháng, con số có thể tăng lên 480 triệu người vào năm 2020. Dù chưa thể đạt đến mức độ như Trung Quốc, nó có nghĩa rằng cùng với Ấn Độ, đây là khu vực hứa hẹn nhiều tiềm năng công nghệ.
Cũng trong báo cáo này, nền “kinh tế Internet” của khu vực được dự báo đạt giá trị 200 tỷ USD năm 2025, tăng gấp 6,5 lần so với năm 2015. Chỉ riêng thương mại điện tử được mong đợi tăng từ 5,5 tỷ USD năm 2015 lên 88 tỷ USD năm 2025, một nửa đến từ Indonesia, quốc gia lớn thứ 4 thế giới.
Trong năm qua, các công ty Trung Quốc đang đi từ quan sát đến hành động. Tháng 4/2016, Alibaba rót 1 tỷ USD vào Lazada, đại diện cho khoản đầu tư lớn đầu tiên đến từ một doanh nghiệp Trung Quốc. Tiếp đến, tháng 6/2017, đại gia này chi thêm 1 tỷ USD khác để sở hữu 83% cổ phần Lazada. Nhân cơ hội, sàn giao dịch mở rộng sang lĩnh vực tạp hóa với việc mua lại Redmart của Singapore, đồng thời ra mắt dịch vụ tương tự Amazon Prime thông qua hợp tác với Netflix và Uber. Amazon được đồn chuẩn bị tiến vào Đông Nam Á trong năm nay.
Alibaba không dừng lại ở đây. Họ cũng thực hiện nhiều khoản đầu tư vào công nghệ fintech (tài chính ngân hàng) ở Đông Nam Á qua tổ chức tài chính Ant Financial. Ant Financial giao dịch với một vài cái tên như Ascend Money (Thái Lan), Mynt (Philippines), Emtek (Indonesia) và M-Daq (Singapore).
Trong khi đó, Tencent đầu tư vào công ty truyền thông Sanook của Thái Lan, chi 19 triệu USD vào doanh nghiệp truyền thông liên doanh với Ookbee, một công ty khác của Thái. Về sản phẩm, gã khổng lồ Internet tăng cường thúc đẩy dịch vụ âm nhạc Joox tại Đông Nam Á, đầu tư vào ứng dụng hát karaoke Smule của Mỹ đang có kế hoạch mở rộng địa bàn châu Á.
" alt=""/>Vì sao Trung Quốc dồn dập đầu tư vào startup Đông Nam Á?Đây là một đoạn phim ngắn hài hước của GTA V phiên bản Live-action. Nội dung là một người đàn ông sau khi nhận được một chiếc kính thực tế ảo VR, anh ta được đưa đến thế giới hỗn loạn và đầy bạo lực của GTA V. Đoạn phim được thực hiện bởi Corridor Digital và có sự tham gia của ngôi sao Steven Ogg – người đã lồng tiếng cho Trevor trong Grand Theft Auto V.
Yaiba
" alt=""/>(Clip) Chết cười với phiên bản live action của bom tấn GTA VNgười khổng lồ phần mềm ngày hôm nay đã công bố hệ thống nhận diện giọng nói của mình đã đạt mức sai sót chỉ 5,1% - mức thấp nhất hiện tại. Độ chính xác mới của Microsoft vượt qua mức 5,9% vào năm ngoái của một nhóm nhà nghiên cứu tới từ Microsoft Artificial Intelligence and Research và ngang bằng với độ chính xác của những nhân viên biên chép là người thật - vốn dĩ có lợi thế hơn vì họ có thể nghe lại một đoạn hội thoại nhiều lần.
Cả hai nghiên cứu đã thực hiện chép lại những đoạn hội thoại từ tập sao lục Switchboard, một bộ sưu tập gồm khoảng 2.400 đoạn hội thoại qua điện thoại đã được các nhà nghiên cứu dùng để kiểm tra độ chính xác của các nền tảng nhận diện giọng nói từ đầu những năm 1990. Nghiên cứu mới này được triển khai bởi một nhóm nhà nghiên cứu tại Microsoft AI and Research với mục tiêu đạt độ chính xác ít nhất là ngang bằng một nhóm nhà sao chép chuyên nghiệp - những người có lợi thế hơn nhờ được nghe đoạn hội thoại nhiều lần, truy cập vào ngữ cảnh đoạn hội thoại cũng như làm việc nhóm với các nhà sao chép khác.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã giảm tỉ lệ sai sót khoảng 12% so với năm ngoái nhờ cải thiện được mạng lưới thần kinh âm thanh cơ sở cũng như mẫu ngôn ngữ của hệ thống nhận diện từ Microsoft. Đáng chú ý ở đây, họ còn tập cho hệ thống sử dụng cả đoạn hội thoại, từ đó cho phép AI hiểu và nhanh chóng thích ứng với từng ngữ cảnh khác nhau, cùng với đó là dự đoán những từ hoặc cụm từ tiếp theo sẽ được nói - vốn dĩ là cách não bộ hoạt động khi con người nói chuyện với nhau.
" alt=""/>Nhận diện giọng nói của Microsoft đạt độ chính xác kỷ lục